THƯ MỤC VỤ THÁNG - 07 năm 2021
|
07.2021
Ý cầu nguyện :
Cầu cho tình bằng hữu xã hội : Trong các cuộc xung đột về xã hội, kinh tế và chính trị, xin cho chúng ta trở nên những người can đảm kiến tạo sự đối thoại và tình bằng hữu trong xã hội.
A. MÙA Covid – 19 mùa thứ 4.
Bộ Y Tế 5 K (Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Khai báo y tế, Không tụ tập.)
Người Công Giáo cũng có 5 K Thiêng Liêng : Kinh Nguyện (Năng kết hiệp với Chúa ngay cả khi không thể đến nhà thờ.), Kiên Tâm (Luôn cậy trông và phó thác nơi Chúa ngay cả trong lúc khó khăn nhất.), Kiếm Tìm (Dấu chỉ nhìn ra được thánh ý Chúa qua các dấu chỉ thời đại.), Không Hoảng Sợ (Giữ tâm trí an bình vì biết luôn có Chúa ở cùng.), Kết liên (Sống tình bác ái huynh đệ, nâng đỡ người khác, cùng nhau vượt qua thử thách).
Hiện nay, Covid-19 chủng Ấn Độ làm mưa làm gió tại nước sở tại đã có mặt tại Việt Nam. Chúng ta cũng đang vật lộn với chủng mới này (Ấn độ) lây lan nhanh, không có biểu hiện lâm sàng tiềm ẩn trong người bệnh và trong không khí. Có nhân viên y tế test nhanh 15 lần mới phát hiện thì đã quá nuộn và lây lan trong cộng đồng, nơi cơ quan, gia đình. Hiện nay hơn 5 bệnh viện lớn của thành phố và các bệnh viện của quận, huyện, tư nhân… các nhân viên nơi đây (phòng, ban, khu bệnh nhân…) đã bị dính Covy-19 cách ly toàn bịnh viện và nhà riêng, con cái, ông bà cha mẹ, anh chị em nơi họ chung sống cách ly và giữa dân xung quanh cũng bị cách ly điều tra y tế tại chỗ tìm kiếm F 0, 1,2,3…
Đợt 04 này cả nước 10.495 ca. Tp.HCM 1.973 ca, Bắc Giang 5.490 ca, Bắc Ninh 1.545 ca. Tp. HCM đứng thứ II cả nước và hơn 500.000 người bị ảnh hưởng do dịch Covy-19. Hơn 382 điểm bị phong toả tạm thời. (23/062021).
Cả nước Việt Nam chuyển đổi trọng tâm chống dịch bằng 5 K + Vaccine.
Tỷ lệ tiêm Vaccine 01 liều của Việt Nam 2,22% và tiêm đủ liều 2 mũi 0,12% tổng số 98 triệu dân. Con số rất nhỏ, thấp nhất so với các nước Đông Nam Á. Philipin 1,94%, Lào 5,17%, Brunei 2,71%, Campuchia 16,26%, Thái Lan 3%... (VnExp : 11/01-2021 - 21/06/2021). Việt Nam đang đàm phán mua 150 triệu liều Vaccine. Và nguồn Vaccine viện trợ về chích cho công dân từ Nhật, Mỹ… Chúng ta cầu nguyện cho nhiều tấm lòng quảng đại đóng góp cho quỹ Vaccine của Chính Phủ.
Chúng ta cùng hiệp lời cầu nguyện cho những người đã qua đời trong cơn đại dịch sớm hưởng nhan thánh Chúa. Cầu cho các bác sỹ nhân viên y tế các chiến sỹ ngày đêm gìn giữ biên cương phòng chống dịch bệnh. . .
Chuyện tử tế nơi khu vực cách ly
TGPSG -- “Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương.” (2 Cr 9,7)
Tin bất ngờ cách ly tại nhà
Lúc 22g thứ Tư ngày 9-6-2021, Anh Hùng tổ trưởng cho tôi biết đã được sự chỉ đạo của cấp trên, sẽ phong toả cách ly toàn bộ các hộ gia đình trong xóm này, vì có người bị nghi nhiễm Covid đã bỏ trốn từ nơi khác đến ở xóm này.
Nghe tin xong, tôi quay vào nhà nhìn lên bàn thờ làm dấu Thánh giá: "Lạy Chúa, giờ cách ly đã tới, bất ngờ quá, con chưa chuẩn bị được gì, con dâng Chúa những ngày khó khăn sắp tới..."
Ngay sau đó tôi gọi điện thoại báo tin cho cha chánh xứ Hà Đông và cha chánh xứ Hoàng Mai biết: "Thưa cha, xóm con đang ở sẽ bị cách ly, vì có người bị nghi nhiễm covid đã từ nơi khác bỏ trốn đến ở xóm này."
Chuyện tử tế trong tâm dịch
Hôm nay đã qua 5 ngày, các gia đình ở đây phải cách ly tại nhà. Trong thời gian này các gia đình đã gặp phải những khó khăn vì không còn tiếp tục ra ngoài lao động làm việc được nữa. Trước sự bất ngờ không thể lường trước này, các hộ gia đình đã nhận được những lời thăm hỏi sức khoẻ, lời cầu chúc bình an, sự đồng cảm, chia sẻ của các linh mục, ân nhân, và các ban ngành, đoàn thể…
- Quý Cha và Ban Caritas Giáo xứ Hà Đông, đã chia sẻ cho mỗi gia đình cách ly 20kg gạo và 2kg khoai lang.
- Quý Cha và Ban Bác ái Gíao xứ Hoàng Mai đã chia sẻ cho mỗi gia đình cách ly 10 kg gạo, và một thùng mì tôm.
- Bà con giáo dân thuộc Gíao khu Lộ Đức đã chia sẻ mỗi gia đình cách ly một cây chả lụa.
- Chị Trần Thị Phương Thúy tổ phó đã chia sẻ mỗi gia đình cách ly 20 trứng gà.
- Chị Bùi Thị Sáu - đại diện cho một nhóm bạn - đã chia sẻ 10 phần quà cho 10 gia đình thuê nhà trọ, mỗi gia đình 5kg gạo, 1 lít dầu ăn, và bột nêm.
- UBND Phường 16 đã tặng mỗi gia đình cách ly 10 trứng vịt, 2kg khoai lang, và 2kg bí đỏ.
Sau khi đã nhận những phần quà, Anh Khôi, Anh Ngà, Chị Thúy, Chị Sáu đã lần lượt mang đến trước cửa từng nhà trong khu cách ly để trao tặng.
Thay mặt cho các gia đình trong một hẻm cách ly thuộc Phường 16, Gò vấp, người viết bài này muốn nói lên niềm tri ân chân thành: "Xin cảm ơn Quý Cha, Quý Ân nhân, và các Ban, Ngành, Đoàn thể, đã có những lời thăm hỏi sức khoẻ và cầu chúc bình an, đã chia sẻ cho 29 gia đình chúng con những phần quà đầy cảm động. Xin Chúa trả công bội hậu cho Quí cha và Quí vị.”
G.B Nguyễn Tài (TGPSG)
Người con Gíao xứ Hà Đông
B. TÍN HỮU BA KHÔNG
Làm việc thiện: "Hãy làm lành lánh dữ" (Tv 36,27). Ba việc lành truyền thống của đạo Do Thái, đạo Kitô và các tôn giáo khác nói chung là:
Cầu nguyện.
Chay tịnh.
Làm từ thiện (bác ái, từ bi hỉ xả)
- Cầu nguyện đã nói ở trên.
- Chay tịnh là tiết độ, hãm mình, ép xác để làm chủ lấy mình, biết mình lệ thuộc vào Thiên Chúa qua việc tuân giữ các điều răn, lệnh truyền.
- Chay tịnh trước hết là Đức thờ phượng: Mục đích là bắt mình phục quyền Thiên Chúa.
- Chay tịnh cũng là sống tiết độ, không làm gì quá mức cần thiết: Ăn quá, uống quá, ngủ quá, tiêu xài quá mức.
- Chay tịnh cũng là sống tinh thần khó nghèo của Phúc Âm: Ăn nghèo, mặc nghèo, ở nghèo, dùng phương tiện
nghèo... giống Chúa Giêsu xưa: "Con Người không nơi tựa đầu"; "Martha, Martha! Con lo nhiều chuyện quá, cần một điều thôi..." (Lc 10,41-42).
- Chay tịnh liên quan tới cầu nguyện và bác ái. Ăn chay làm cho lời cầu xin có khả năng được Chúa chấp nhận hơn. Bà hoàng hậu Esther cùng
với cả cộng đồng Do Thái ăn chay ba ngày, cầu xin Chúa giải cứu dân... Vua Đavit đã ăn chay, nằm dưới đất... để xin ơn tha tội...
- Chay tịnh, tiết độ, tiết kiệm... không phải để tích lũy nhiều tiền bạc của cải... mà để có phương tiện dồi dào hơn mà thi hành bác ái, sẻ chia... Giáo luật buộc tín hữu mỗi năm ăn chay kiêng thịt hai ngày: thứ Tư lễ Tro và thứ Sáu Tuần Thánh. Giữ chay từ 18 đến 60 tuổi, kiêng thịt từ 14 tuổi tới chết... Người có đức tin trưởng thành không chỉ chu toàn hai ngày này mà sống tinh thần chay tịnh suốt năm, suốt đời... Số tiền dôi ra do ăn chay kiêng thịt phải làm việc bác ái, chia sẻ, không nên cho vào quỹ tích lũy...
Ngoài hai ngày buộc nặng ở trên, Hội Thánh cũng kêu gọi con cái mình kiêng thịt các ngày thứ Sáu (buộc nhẹ), nếu không kiêng được thì làm một việc bác ái, hy sinh, đọc kinh hoặc đọc một
đoạn Phúc Âm để bù lại.
Việc bác ái
Đức ái là nhân đức quan trọng và cao cả nhất, Thánh Phaolô bảo: "Có nói được tiếng thiên thần, chuyển núi, dời non... mà không có bác ái thì cũng bằng không mà thôi" (1Cr 13,2). Ái là yêu, yêu là làm điều tốt đẹp, lợi ích cho đối tượng mình yêu. Cho nên bác ái có thể hiểu:
- Yêu mình: Là làm gì tốt đẹp cho hồn xác, cuộc đời mình, không làm gì hại mình cả... Yêu chính mình là điều rất quan trọng. Cựu Ước đã lấy đó làm thước đo bác ái: "Ngươi hãy yêu tha nhân như chính mình" (Lv 19,18).
- Yêu người: Là làm những điều tốt đẹp cho người không bao giờ hại người: "Điều ngươi muốn người khác làm cho mình thì hãy làm cho người khác như vậy" (Mt 7,12). Gương Chúa Giêsu: "Ta đến đểchiên được sống và sống dồi dào" (Ga 10,10). Chúng ta có mặt là để người xung quanh được sống và sống phong phú, dồi dào. Đó là bác ái với tha nhân, quan trọng nhất là:tôn trọng, chia sẻ và phục vụ.
- Yêu Chúa: Là sống với Chúa, vì Chúa và cho Chúa. Cả đời ta chỉ có thế, làm sao cho Danh Chúa cả sáng, Nước Chúa trị đến, ý Chúa thể hiệndưới đất cũng như trên trời. Tuyệt đối không làm gì "ố danh Chúa".
Ghi nhớ:
- Trong các việc lành, việc bác ái là
cao nhất.
- Mọi việc lành đều phải hướng về mến Chúa, yêu người.
- Mọi việc lành đều phải thực hiện cách khiêm tốn, vui vẻ, kín đáo và luôn có ý ngay lành: Thiếu ý ngay lành thì mọi việc mất hết giá trị.
(TRÍCH Tín Hữu Ba Không – 47-60).
C. SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA NHÂN NGÀY THẾ GIỚI NGƯỜI NGHÈO NĂM 2021.
Trong Sứ điệp nhân Ngày Thế giới Người nghèo năm 2021, được cử hành vào ngày 14/11 năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mạnh mẽ kêu gọi các Kitô hữu và các chính phủ trên toàn thế giới can thiệp khẩn cấp và theo một cách thức mới bởi vì số người nghèo, do đại dịch, cũng "đã gia tăng nhanh ". Chúng ta cần thay đổi lối sống, vì chính sự ích kỷ là nguyên nhân dẫn đến nghèo đói
Chủ đề của Ngày Thế giới Người nghèo lần thứ V là “Người nghèo lúc nào anh em cũng có ngay bên cạnh”, trích từ Tin Mừng thánh Marco 14,7. Đây là những lời Chúa Giêsu đã nói trong một bữa ăn ở Betania, tại nhà của người phong cùi tên Simon, một vài ngày trước Lễ Vượt Qua. Một người phụ nữ bước vào với một bình cẩm thạch đựng dầu thơm quý giá và xức lên đầu Chúa Giêsu. Hành động này khiến những người hiện diện rất kinh ngạc và có hai cách giải thích về hành động này.
Theo Đức Thánh Cha, cách giải thích thứ nhất là sự phẫn nộ. Xem xét giá trị của dầu thơm, một số người có mặt, bao gồm cả các môn đệ, cảm thấy đáng lẽ nó phải được bán và số tiền thu được dành cho người nghèo. Đặc biệt, Giuđa lên tiếng, “không phải vì anh ta quan tâm đến người nghèo, mà vì anh ta là một tên trộm” và muốn lấy những gì có trong thùng tiền.
Cách giải thích thứ hai là của Chúa Giê-su và cách này giúp chúng ta đánh giá cao ý nghĩa hành động của người phụ nữ. Chúa yêu cầu họ để chị làm việc đó vì Người nhìn thấy trong hành động của chị "một điều báo trước về việc xức dầu cho thi hài của Chúa trước khi đặt vào lăng mộ."
Phụ nữ là nhân vật chính trong lịch sử mặc khải
Đức Thánh Cha nhận xét, “Vượt ngoài sự tưởng tượng của mọi người, Chúa Giê-su đang nhắc nhở họ rằng ngài là người đầu tiên trong số những người nghèo, người nghèo nhất trong những người nghèo, vì ngài đại diện cho tất cả họ. Cũng chính vì lợi ích của người nghèo, người cô đơn, bị thiệt thòi và nạn nhân của sự phân biệt đối xử, Con Thiên Chúa đã chấp nhận cử chỉ của người phụ nữ.”
Theo Đức Thánh Cha, người phụ nữ vô danh, có nghĩa là chị đại diện cho tất cả phụ nữ của mọi thời, “những người phải im lặng và chịu đựng bạo lực”. Ngài lưu ý rằng phụ nữ thường giữ một vai trò quan trọng trong lịch sử mặc khải. Chính Chúa Giêsu đã liên kết chị với sứ mệnh loan báo Tin Mừng cao cả: “Thầy nói thật với anh em: Hễ Tin Mừng được loan báo đến đâu trong khắp thiên hạ, thì nơi đó việc cô vừa làm cũng sẽ được kể lại để nhớ tới cô” (Mc 14,9 ).
Đức Thánh Cha nhận xét: “Sự đồng cảm được thiết lập giữa Chúa Giê-su và người phụ nữ, cách giải thích của ngài về việc xức dầu của chị trái ngược với sự phẫn nộ của Giu-đa và các môn đệ khác, “có thể giúp suy tư hữu ích về mối liên hệ không thể tách rời giữa Chúa Giê-su, người nghèo và việc loan báo Tin Mừng.”
Người nghèo loan báo Tin Mừng cho chúng ta
“Người nghèo trong mọi hoàn cảnh và mọi nơi chốn đều loan báo Tin Mừng cho chúng ta, bởi vì họ giúp chúng ta khám phá lại những nét chân thật nhất trên khuôn mặt của Chúa Cha theo cách luôn mới mẻ”. Đức Thánh Cha giải thích: “Họ có rất nhiều điều để dạy cho chúng ta. Ngoài việc tham gia với đức tin, họ biết Chúa Kitô đau khổ qua những đau khổ của chính mình. Điều cần thiết là tất cả chúng ta để cho mình được họ loan báo Tin Mừng. Việc tái loan báo Tin Mừng là một lời mời gọi nhận ra sức mạnh cứu độ trong cuộc sống của họ và đặt họ ở trung tâm hành trình của Giáo hội. Chúng ta được mời gọi để khám phá Chúa Kitô nơi họ, để lên tiếng nói bênh vực cho họ, nhưng cũng là bạn của họ, lắng nghe, hiểu và chào đón sự khôn ngoan mầu nhiệm mà Thiên Chúa muốn truyền đạt cho chúng ta qua họ. Sự dấn thân của chúng ta không chỉ bao gồm các hành động hoặc chương trình thăng tiến và hỗ trợ; điều mà Chúa Thánh Thần hướng dẫn không phải là sự hoạt động thái quá, mà trước hết là sự chú ý đến người khác, xem họ như một người cùng với chúng ta. Sự quan tâm yêu thương này là khởi đầu của một sự quan tâm thực sự dành cho con người của họ, điều truyền cảm hứng cho tôi thực sự tìm kiếm điều tốt đẹp của họ."
D. CHÚC MỪNG – AI TÍN
-Chị Maria Phan Thị Thanh Thu sinh năm 1961 về nhà Cha ngày : 29/05/2021.
- Ông Giuse Phạm Xuân Năng sinh năm 1935 về nhà Cha ngày: 13/06/2021.
-Cộng đoàn cùng hiệp ý cầu nguyện cho các linh hồn sớm hưởng nhan thánh Chúa.
Tân Sa Châu, ngày 30/06/2021
Linh mục Chánh xứ
|
Tin liên quan
- Thông tin về hoạt động thu - phát hình trực tiếp các hoạt động - các Thánh lễ Giáng Sinh 2024 tại Nhà thờ Giáo xứ Tân Sa Châu
- Giáo xứ Tân Sa Châu - Ngàn hoa Dâng Mẹ (Tháng 5.2024)
- Cộng đoàn Giáo xứ Tân Sa Châu Rước Kiệu Hoa Dâng Mẹ - 2024
- Ca đoàn Mẹ Lên Trời - Phụng vụ Chúa Nhật 33 Thường niên Năm A
- Thập tự Vinh Quang 2024
- Ra mắt “Thánh giá niềm vui” cho Ngày Thế giới Trẻ em lần thứ nhất
- THỨ BẢY TUẦN 16 TN
- NGÀY 03 THÁNG 07- Lễ kính Thánh Tôma tông đồ
- THƯ MỤC VỤ THÁNG - 04
- Tòa Tổng Giám mục Sài Gòn: Thư Mục vụ Mùa Vọng và Giáng Sinh 2020