THƯ MỤC VỤ THÁNG - 04

THƯ MỤC VỤ THÁNG

04.2021

 
 

Quý Ông bà, Anh chị em, Thanh niên
nam nữ và Thiếu nhi thân mến.

 

 

 

Ý cầu nguyện :

Cầu cho các quyền căn bản được tôn trọng trên toàn thế giới.

 

A TUẦN THÁNH

TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA.

­- 9 ĐIU CN BIT V L

Chúa Nhật Lễ Lá khởi đầu Tuần Thánh. Ngày này không cử hành riêng lẻ mà cử hành hai sự kiện rất quan trọng trong cuộc đời Chúa Giêsu. Đây là 9 điểm chúng ta cần biết :

  1. Chúa Nhật Lễ Lá là gì?

Chúa Nhật Lễ Lá còn gọi là Chúa Nhật Khổ Nạn. Gọi là Chúa Nhật Lễ Lá phát xuất từ việc tưởng nhớ Chúa Giêsu hiển hách vào Thành Giêrusalem, được dân chúng vừa cầm cành lá tung hô (Ga 12,13). Gọi là Chúa Nhật Khổ Nạn vì Bài Thương Khó được đọc vào ngày này.

Theo tài liệu chính thức Paschales Solemnitatis nói về việc cử hành các ngày lễ liên quan Lễ Phục Sinh: Tuần Thánh bắt đầu từ Chúa Nhật Lễ Lá, liên kết việc tiên báo cuộc rước hiển hách với việc công bố cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu. Việc liên kết giữa hai sự kiện này của Mầu nhiệm Vượt qua được tỏ hiện, được giải thích việc cử hành ngày này và giáo lý về ngày này.

  1. Một điểm quan trọng của ngày này là cuộc rước lá trước Thánh Lễ. Tại sao chúng ta làm vậy?

Tài liệu Paschales Solemnitatis cho biết: Theo truyền thống, việc tưởng nhớ Chúa Giêsu vào Thành Giêrusalem được cử hành bằng cuộc rước trọng thể, mọi người hát noi gương bà con Do Thái đồng thanh tung hô Đức Giêsu: “Thánh, thánh, thánh! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”.

Cuộc rước lá được thực hiện trước Thánh Lễ, có thể vào chiều tối Thứ Bảy hoặc Chúa Nhật. Lá được làm phép và mọi người cầm lá trong cuộc rước, tưởng nhớ lúc Chúa Giêsu hiển hách vào Thành Giêrusalem.

  1. Phải dùng lá cọ, lá dừa ?

Không nhất thiết phải dùng lá cọ, lá dừa. Có thể dùng các loại cành lá khác(Dân Do Thái xưa cầm cành lá Olice). Cuộc rước lá kỷ niệm việc Chúa Giêsu vào Thánh Giêrusalem là cuộc vui mừng, mọi người cầm lá đã được làm phép, sau đó đưa lá về nhà.

  1. Có cần hướng dẫn giáo dân ?

Rất cần. Giáo dân nên được hướng dẫn về ý nghĩa của cuộc rước để họ hiểu tầm quan trọng của cuộc rước. Đây là dịp họ được nhắc nhở rằng họ cần tham dự cuộc rước để tôn vinh Con Thiên Chúa.

Lá được làm phép và được giữ lại, nhưng đừng coi lá đó như “bùa hộ mệnh” (amulet), hoặc coi lá đó có thể chữa bệnh, trừ tà, hoặc ngăn ngừa tai họa, vì như vậy là mê tín dị đoan. Lá đó được giữ tại nhà để biểu hiện niềm tin vào Đức Kitô là Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Độ, Ngôi Hai Thiên Chúa.

  1. Chúa Giêsu làm gì trong khi vào Thành Thánh ?

Chúa Giêsu là Vua các vua nhưng rất khiêm nhường. Ngài cưỡi lừa con vào Thành Thánh chứng tỏ Ngài là Vua. Từ nay chúng ta hãy chý ý: Chúa Giêsu thực sự xưng vương. Ngài muốn con đường Ngài đi và hành động của Ngài được hiểu rằng các lời hứa Cựu ước được hoàn tất nơi Ngài... Kinh Thánh cho biết rõ : “Nào thiếu nữ Sion, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữ Giêrusalem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ” (Dcr 9,9). Ngài là Vua nhưng Ngài không có ý thu nạp quân đội hoặc âm mưu lật đổ chính quyền La Mã. Quyền hành của Ngài ở trong sự nghèo khó của Thiên Chúa, sự bình an của Thiên Chúa, sức mạnh đó có ơn cứu độ.

  1. Phản ứng của đám đông biểu hiện điều gì?

Đám đông tung hô Chúa Giêsu chứng tỏ họ nhận biết Ngài là Đấng Thiên Sai. Họ trải áo cho Ngài đi qua là thực hành truyền thống Ít-ra-en, như khi dân chúng tôn vinh ông Giê-su: “Họ vội vàng lấy áo choàng trải lên đầu thềm cấp, dưới chân ông. Họ thổi tù và, rồi hô lên: Giê-su làm vua!” (2 V 9,13). Hành động của các môn đệ là động thái tôn phong theo truyền thống Vua Đa-vít, chứng tỏ niềm hy vọng vào Đấng Thiên Sai.

Đoàn người đến Giêrusalem với Chúa Giêsu được bắt gặp trong sự nhiệt thành của các môn đệ. Họ trải áo trên đường khi Chúa Giêsu đi qua, họ bẻ những cành lá vừa vẫy chào vừa tung hô chúc tụng: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổ phụ chúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!” (Mc 11,9-10; x. Tv 118,26).

  1. Chữ “Hosanna” nghĩa là gì ?

ĐGH Benedict XVI giải thích: Nguồn gốc từ này là lời khẩn cầu, chẳng hạn như: “Xin đến cứu giúp chúng tôi!”. Các tư tế lặp lại lời cầu này vào ngày thứ bảy của kỳ Lễ Lều Tạm, trong khi đi vòng quanh bàn thờ bảy lần, như lời khẩn khoản cầu mưa. Lễ Lều Tạm dần dần thay đổi từ lễ cầu xin trở thành lễ ca tụng, là tiếng kêu vui mừng.

Vào thời Chúa Giêsu, từ này cũng ngụ ý Đấng Thiên Sai. Khi tung hô “thánh, thánh, thánh”, chúng ta thấy có cảm xúc phức tạp của đám đông theo Chúa Giêsu và các môn đệ vào Thành Thánh: Vui mừng chúc tụng, hy vọng Đấng Thiên Sai đến, mong chờ Vương Triều Đa-vít, đặc biệt là Vương Quốc Thiên Chúa đến để quốc gia Ít-ra-en được tái lập.

  1. Chỉ vài ngày sau, chính đám đông đón rước Chúa lại đòi đóng đinh Chúa Giêsu ?

Cả bốn Phúc Âm đều nói rõ rằng lòng kính trọng Chúa Giêsu khi Ngài vào Thành Giêrusalem được thể hiện nhưng không phải tất cả đều là cư dân Giêrusalem. Thánh Mát-thêu cho biết: “Khi Đức Giêsu vào Giêrusalem, cả thành náo động, và thiên hạ hỏi nhau: ‘Ông này là ai vậy?’. Dân chúng trả lời: ‘Ngôn sứ Giêsu, người Nadarét, xứ Galilê đấy” (Mt 21,10-11).

Người ta nghe nói có một ngôn sứ xuất thân từ Na-da-rét, nhưng Chúa Giêsu không mấy quan trọng đối với Giêrusalem, thế nên người ta không biết Ngài là ai. Đám đông tỏ lòng kính trọng Chúa Giêsu tại cửa ngõ vào Thánh Giêrusalem không là đám đông đòi đóng đinh Ngài.

  1. Trình thuật cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu thế nào ?

Tài liệu Paschales Solemnitatis cho biết : Trình thuật cuộc khổ nạn chiếm vị trí đặc biệt. Trình thuật này – tức là Bài Thương Khó – nên được hát hoặc đọc theo truyền thống, nghĩa là có ba người thể hiện Bài Thương Khó: Một người đóng vai Chúa Giêsu, một người kể chuyện, và một người đóng các vai khác.

Khi đọc Bài Thương Khó, không có đèn nến hoặc xông hương, cũng không làm dấu Thánh Giá. Vì lợi ích tâm linh, Bài Thương Khó nên được công bố đầy đủ.

(TRẦM THIÊN THU, chuyển ngữ từ NCRegister.com)

 

B TAM NHẬT THÁNH (TAM NHẬT VƯỢT QUA) – Ý NGHĨA - CHƯƠNG TRÌNH

 

“Chúa Kitô đã hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo, nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Ngưởi; nhờ đó, Người đã chết để tiêu diệt sự chết của chúng và sống lại để khôi phục sự sống cho chúng ta. Vì thế Tam Nhật Vượt Qua, nhằn tưởng niệm cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa, sáng chói lên như tột đỉnh của Năm Phụng Vụ”. (AC 18).

  • THỨ NĂM TUẦN THÁNH – Ngày 01.04.21 – THÁNH LỄ TIỆC LY
  • 05g00 : Kinh Sách – Kinh Phụng Vụ - Ngắm 15 Sự.
  • 18g : Thánh Lễ Thiếu Nhi (Nghi thức rửa chân cho các tông đồ).
  • 20g Thánh Lễ cho Phụ Huynh (Nghi thức rửa chân cho các tông đồ).

Sau Thánh Lễ cung nghinh Mình Thánh Chúa sang nhà tạm. (Không rước kiệu Thánh Thể quanh nhà thờ)

  • THỨ SÁU TUẦN THÁNH – Ngày 02.04.21 – NGHI THỨC TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA GIÊSU.

(Giữ chay và kiêng thị theo giáo luật)

            - 05g00 Đọc Kinh Sách – Kinh Phụng Vụ - Ngắm 15 Sự.

            - 18g00 Lễ Nghi dành cho Thiếu Nhi.

            - 20g00 Lễ Nghi giành cho Phụ Huynh.

Sau nghi thức Thứ Sáu Tuần Thánh – Nghi thức suy tôn Thánh Giá (không hôn chân. Phải Bái Gối trước Thánh Giá).

  • THỨ BẢY TUẦN THÁNH, Ngày 03.04.21 – CANH THỨC VƯỢT QUA.

- 05g00 Đọc Kinh Sách – Kinh Phụng Vụ - Ngắm - vãn hang đá

(Cộng đoàn đi đàng Thánh Giá riêng và suy tôn Thánh Giá đến 17g00).

- 18g15 Thánh Lễ tại nhà Nguyện Truyền Tin (Đ/c : số B10/K30 Đường Phổ Quang, P.02, Q Tân Bình)

- 19g00 Thánh Lễ Dành cho Thiếu Nhi.

- 21g30 Thánh Lễ dành cho Phụ Huynh – Rửa Tội cho anh chị em Tân Tòng.

 

CHÚA NHẬT PHỤC SINH, Ngày 04.04.21 MỪNG CHÚA PHỤC SINH.

Các Thánh Lễ như Chúa Nhật thường lệ

 

C. THÔNG BÁO CỦA TOÀ GIÁM MỤC

 

Cử hành Phụng vụ Tuần Thánh 2021

Kính thưa quý Cha,

Sau khi có thông báo trở lại sinh hoạt mục vụ bình thường, nhiều đấng đã nêu thắc mắc liên quan đến cử hành các lễ nghi Tuần Thánh. Lãnh ý Đức Tổng Giám mục Giuse, và căn cứ tình hình hiện tại ở thành phố, chúng con xin thông tin chính thức về việc này như sau:

  1. Có thể cử hành đầy đủ các lễ nghi Tuần Thánh, nhưng vẫn cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo của ngành y tế;
  2. Nghi thức Tưởng niệm Chúa vào thành Giêrusalem vào Chúa nhật Lễ Lá: cử hành theo hình thức thứ hai trong Sách Lễ Rôma (không rước kiệu);
  3. Thứ Sáu Tuần Thánh: trong phần cầu nguyện cho mọi người, thêm ý cầu nguyện đặc biệt đã được Ủy ban Phụng tự trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam gợi ý:
  4. Cho những nạn nhân của đại dịch hiện nay

Anh chị em thân mến, ta hãy cầu cho thế giới đang trong cơn đại dịch, và cho tất cả chúng ta biết kết hợp với mầu nhiệm Thánh Giá để đón nhận gian nan thử thách trong niềm tin yêu tín thác vào Chúa.

Thinh lặng cầu nguyện. Rồi linh mục đọc:

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu, Chúa đầy quyền năng và giàu lòng thương xót, xin đoái nhìn đến nỗi thống khổ của gia đình nhân loại trong cơn đại dịch, xin cứu chuộc những người đã qua đời, chữa lành các bệnh nhân, an ủi những gia đình đang đau khổ, nâng đỡ các bác sĩ, nhân viên y tế và những anh chị em thiện nguyện. Xin thương nghe lời Hội Thánh Chúa đang tha thiết khẩn cầu, cho cơn dịch bệnh mau chấm dứt, và cho chúng con cảm nhận được sự hiện diện đầy yêu thương của Chúa để biết luôn chân thành liên kết với nhau. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

  1. Trong nghi thức kính thờ Thánh giá, để tránh việc nhiều người tiếp xúc trực tiếp với Thánh giá, có thể áp dụng hướng dẫn mục vụ của Đức Tổng Giuse ngày 19/3/2020:

“Trong nghi thức Suy tôn Thánh giá, khi chủ sự xướng ‘Đây là cây Thánh giá…’, toàn thể cộng đoàn đứng tại chỗ và bái quì (ba lần), không tiến lên hôn kính Thánh giá như quen làm.”

Hoặc tùy vào hoàn cảnh thực tế, một số tín hữu đại diện cộng đoàn lần lượt tiến lên với khoảng cách hợp lý, và tỏ lòng tôn kính Thánh giá bằng cách cúi mình hay bái gối (không hôn kính).

  1. Canh thức Vượt Qua: cử hành nghi thức thắp sáng theo hình thức đơn giản phù hợp với từng cộng đoàn.

Kính chúc quý Cha cùng cộng đoàn dân Chúa được nhiều phúc lành thiêng liêng trong những ngày đại lễ sắp tới.

  1. Ban Mục vụ Phụng tự . Phêrô Kiều Công Tùng.

          D. TÌM HIỂU BIỂU TƯỢNG PHỤC SINH (St)

  1. Lễ Phục Sinh và Quả Trứng

Là biểu tượng nguyên thủy cổ xưa của Lễ Phục Sinh. Mỗi khi tới dịp này, mọi người đều tặng nhau những quả trứng do chính bản thân mình trang trí, nhằm cầu chúc cho người thân và bạn bè những điều tốt nhất trong cuộc sống.

Từ thuở đầu nền văn minh, con người đã luôn coi trứng là biểu tượng của sự sinh sản, tái sinh. Người phương Tây tin rằng Trái đất này vốn được nở ra từ một quả trứng khổng lồ. Vai trò biểu tượng văn hóa của trứng trong cuộc sống ngày một quan trọng. Tục lệ tặng nhau trứng cũng đã hiện diện trong nhiều nền văn minh lớn. Các nghiên cứu khảo cổ chứng minh được rằng, người Ai Cập và Su-me cổ có tập tục trang trí trứng làm quà tặng từ ít nhất 5.000 năm về trước. Có lẽ vì những lý do ấy mà người ta thừa nhận trứng là một biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh - ngày mừng sự tái sinh của Chúa Jesus.

  1. Lễ Phục Sinh và Con Thỏ

Giống như trứng, hình ảnh vô cùng phổ biến trong dịp lễ này chính là những chú thỏ.
Trước tiên, với khả năng sinh sản chóng mặt của mình, trong các nền văn hóa, thỏ cũng được coi là biểu tượng của sự sinh sản, sức sống dồi dào mạnh mẽ. Nhưng quan trọng hơn, hình ảnh chú thỏ gắn liền với một truyền thuyết về Ostara (còn gọi là Eastre). Đây là nữ thần của mùa xuân, người được lấy tên đặt cho tên của lễ Phục Sinh (Easter). Chuyện kể rằng, thần Ostara có lần mang mùa xuân tới Trái đất muộn. Điều này khiến muông thú và mọi vật phải chịu cảnh giá lạnh. Khi Ostara tới, thần vô tình thấy một chú chim sắp chết vì hai cánh bị đóng băng. Cảm thương, Ostara bèn giải cứu, biến chú chim thành một con thỏ và giữ nó bên mình làm thú cưng. Ostara cũng ban cho thỏ con khả năng đẻ trứng cùng khả năng chạy rất nhanh. Thần muốn chú thỏ sẽ thay người tặng quà trẻ em khi xuân về. Tuy nhiên, sau này, thỏ thần vô tình khiến Ostara nổi giận. Nó bị thần ném lên bầu trời, hóa vào chòm sao Lepus. Một năm, thỏ chỉ được xuống nhân gian một lần vào mùa xuân để tặng những quả trứng đáng yêu cho người dân dưới trần thế. Cũng từ đó, hình ảnh thỏ mang trứng trở thành một nét đặc biệt trong ngày lễ Phục Sinh của phương Tây.

  1. Lễ Phục Sinh và Jambon

Bên cạnh hình tượng thỏ và trứng thì món jambon truyền thống chưa bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn của các tín đồ Kitô giáo khắp thế giới vào lễ Phục Sinh. Đối với các tín đồ Công giáo, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Người phương Tây cổ tin rằng thời điểm Mặt trăng máu (lần trăng tròn đầu tiên của mùa thu) chính là lúc tốt nhất để thu hoạch mùa màng, ướp muối thịt lợn dự trữ. Họ cho rằng nếu làm như vậy sẽ có đủ thức ăn cho cả mùa đông lạnh giá. Khi xuân về, họ sẽ sử dụng tất cả những thức ăn tích trữ còn và tổ chức lễ Phục sinh, trong đó thịt lợn muối được dùng làm jambon. Có lẽ cũng vì thế mà jambon trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh về. (St)

C. CHÚC MỪNG – AI TÍN

CHÚC MỪNG ĐƯC LÀM CON CHÚA THÁNG 03 /2021:

04 em được làm con Chúa, con Giáo Hội, con Giáo Xứ.

CHÚC MỪNG THÀNH HÔN THÁNG 03 /2021:

Anh Trần Minh Tân cùng Chị Maria Vũ Thị Khánh Linh 20/03/2021

AI TIN VỀ NHÀ CHÚA THÁNG 03 /2021:

Giuse Vũ Ngọc Linh (27/02); Têrêsa Phạm Thị Nguyệt Nga (16/03)

KÍNH CHÚC ƠN LÀNH PHỤC SINH CỦA CHÚA ĐẾN MỌI NHÀ CỘNG TRONG ĐOÀN GIÁO XỨ ALLÊLUIA-ALLÊLUIA-ALLÊLUIA.

                                                Tân Sa Châu, ngày 28/03/2021

                                               Linh mục Chánh xứ

 

 

 

 
 

Giuse Nguyễn Hữu Triết

 

 


Tin liên quan

Linh mục CHÁNH XỨ

Linh mục CHÁNH XỨ

Cha Vinh Sơn

Nguyễn Văn Hồng

Từ năm 2022

Linh mục PHỤ TÁ

Linh mục PHỤ TÁ

Cha Giuse

Phạm Việt Dũng

Từ năm 2022

Copyright © Giáo xứ Tân Sa Châu
Thiết kế website bởi Công ty Cổ phần Phần Mềm Zozo